Rss Feed

GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG

Đăng lúc: Thứ ba - 06/06/2017 09:37 - Người đăng bài viết: Ban truyền thông
GIỚI THIỆU VỀ NHÀ TRƯỜNG

1. Lịch sử hình thành - Vị trí địa lý:

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành lập theo Quyết định số: 1965/QĐ - BLĐTBXH ngày 20 tháng 12 năm 2013 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội là đơn vị hành chính sự nghiệp thuộc sự quản lý của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội.
Vị trí địa lý của Nhà trường thuộc phía Bắc của Thủ đô, gần các khu công nghiệp như: Khu công nghiệp Nội Bài; khu công nghiệp Bắc Thăng Long; Khu công nghiệp Quang Minh; khu công nghiệp Quế Võ; Khu công nghiệp Yên Phong và cạnh hệ thống các công ty trên địa bàn huyện Đông Anh. Hệ thống giao thông thuận tiện, đặc biệt gần các tuyến xe buýt số: 69 (Đầu bến trong trường) 15, 17, 43, 46, 53, 59, 61 ...và các tuyến xe đi ngoại tỉnh.

2. Nguồn vốn đầu tư:

Trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc thành phố Hà Nội được thành phố Hà Nội đầu tư xây dựng với số vốn trên 350 tỷ đồng và là trường duy nhất của thành phố Hà Nội được Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 6 triệu USD phục vụ trang thiết bị, máy móc, chương trình, giáo trình đào tạo 06 nghề đạt Chuẩn Hàn Quốc: Cắt gọt kim loại; Hàn; Công nghệ ô tô; Điện công nghiệp; Điện tử công nghiệp; Cơ điện tử.

3. Khuôn viên của Nhà trường:

Khuôn viên Nhà trường diện tích 7,1 ha  được thiết kế và xây dựng các công trình phụ trợ theo mô hình các Trường dạy nghề của Hàn Quốc: Hệ thống nhà xưởng thực hành, lý thuyết hiện đại đầy đủ các trang thiết bị do Chính phủ Hàn Quốc tài trợ; Khu ký túc xá khang trang, tiện nghi (Giường, tủ, công trình phụ khép kín, nước nóng, Wifi ...); Hội trường, nhà thể chất với 500 chỗ ngồi; Hệ thống thư viện điện tử hiện đại ...

4. Chức năng - Nhiệm vụ:

Chức năng

- Đào tạo nguồn nhân lực thuộc các ngành nghề khối cơ khí, điện, điện tử, công nghệ ô tô và công nghệ thông tin trình độ Cao đẳng nghề, Trung cấp nghề, Sơ cấp nghề; đào tạo các ngành nghề theo nhu cầu doanh nghiệp, mở rộng những ngành nghề đào tạo khác khi có đủ điều kiện cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên và theo nhu cầu của thị trường lao động;
- Đào tạo và tổ chức xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đi Hàn Quốc
- Tổ chức nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ, tổ chức sản xuất, dịch vụ khoa học, kỹ thuật gắn với thực tập của sinh viên, học sinh theo quy định của pháp luật;
- Kết hợp với các đơn vị sản xuất kinh doanh đào tạo theo đơn đặt hàng, bồi dưỡng kiến thức kỹ năng theo chuyên đề, bồi dưỡng nâng bậc thợ;
- Tổ chức đào tạo liên thông các ngành nghề đào tạo tại trường;
- Liên kết với các trường Đại học, Cao đẳng trong khu vực tổ chức đào tạo các ngành, nghề mà địa phương có nhu cầu.

Nhiệm vụ:

- Tổ chức xây dựng, phê duyệt và thực hiện các chương trình chi tiết, giáo trình môn học, học liệu dạy nghề đối với ngành nghề được phép đào tạo;
- Xây dựng kế hoạch tuyển sinh, tổ chức tuyển sinh học nghề;
- Tổ chức các hoạt động dạy và học, thi, kiểm tra, công nhận tốt nghiệp, cấp Bằng, chứng chỉ nghề theo quy định của Bộ LĐ - TB và Xã hội;
- Tuyển dụng, quản lý đội ngũ nhà giáo, cán bộ, nhân viên của trường đủ về số lượng, phù hợp với ngành nghề, quy mô và trình độ đào tạo theo quy định của pháp luật;
- Tư vấn học nghề, tư vấn việc làm miễn phí cho người học nghề;
- Tổ chức cho người học nghề tham quan, thực tập tại doanh nghiệp;
- Phối hợp với các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân, gia đình người học nghề tham gia hoạt động dạy nghề;
- Tổ chức cho nhà giáo, cán bộ, nhân viên và người học nghề tham gia các hoạt động xã hội;
- Thực hiện dân chủ, công khai trong việc thực hiện các nhiệm vụ dạy nghề, nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ vào dạy nghề và các hoạt động của trường;
- Đưa nội dung giảng dạy về ngôn ngữ, phong tục tập quán, pháp luật có liên quan của các nước mà người lao động đến làm việc và pháp luật có liên quan của Việt Nam vào chương trình dạy nghề khi tổ chức dạy nghề cho người lao động đi làm việc ở ngoài nước theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;

5. Cơ cấu tổ chức:

 - Ban Giám hiệu gồm có Hiệu trưởng và các Phó hiệu trưởng.
- Hội đồng trường
- Các Hội đồng tư vấn: Thẩm định chương trình giáo trình dạy nghề, Hội đồng khoa học.
- Các phòng chức năng có 6 phòng sau: Đào tạo, nghiên cứu khoa học và quan hệ quốc tế; Tổ chức hành chính; Quản lý thiết bị - vật tư; Kế hoạch - tài chính; Công tác học sinh, sinh viên; Tuyển sinh - Giới thiệu việc làm.
- Các khoa chuyên môn gồm 6 khoa sau: Khoa Cơ bản; Khoa Cơ khí; Khoa Công nghệ ô tô; Khoa Điện; Khoa Điện tử; Khoa Công nghệ thông tin.
- Các Trung tâm trực thuộc trường: Trung tâm ngoại ngữ - tin học; Trung tâm bồi dưỡng và Đào tạo xuất khẩu lao động.
- Các tổ chức Đảng, đoàn thể: Đảng bộ; Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh; Công đoàn Trường.

6. Quy mô tuyển sinh năm học 2017 - 2018:

Năm học 2017 - 2018 trường Cao đẳng nghề Việt Nam - Hàn Quốc tuyển sinh các nghề như sau:

 
TT      Nghề đào tạo    Cao đẳng nghề   Trung cấp nghề
1 Cắt gọt kim loại X X
2 Hàn X X
3 Điện công nghiệp X X
4 Công nghệ ô tô X X
5 Điện tử công nghiệp X X
6 Cơ điện tử X X
 
7. Chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên:

- Được cấp bằng Cao đẳng nghề, Trung cấp và chứng chỉ Sơ cấp nghề.
- Được học tập, thực hành trên hệ thống máy móc, thiết bị; chương trình, giáo trình hiện đại do Hàn Quốc chuyển giao công nghệ.
- Được miễn tiền ở trong  khu ký túc xá 5 tầng mới xây, đầy đủ tiện nghi: wifi, bình nóng lạnh ...
- Được giới thiệu xuất khẩu lao động sang Hàn Quốc, Nhật Bản hoặc giới thiệu làm việc với các doanh nghiệp có vốn Hàn Quốc tại Việt Nam và các khu công nghiệp phía bắc Thủ đô.
- Được tạm hoãn nghĩa vụ quân sự theo luật định.
 
Tác giả bài viết: Nguyễn Tuấn Hải
Nguồn tin: P. TC-HC
Đánh giá bài viết
Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết
 

Đăng ký thành viên